XÉT NGHIỆM TỔNG QUÁT BAO GỒM NHỮNG GÌ?

Xét nghiệm tổng quát là một trong những chỉ định thường quy quan trọng thường được thực hiện ở những lần thăm khám sức khỏe định kỳ. Ngoài ra đây còn là yêu cầu không thể thiếu trong hồ sơ xin việc, thi tuyển đại học, xin cấp giấy phép lái xe hay là nhu cầu của nhiều cặp đôi khi khám sức khỏe tiền hôn nhân. Vậy xét nghiệm tổng quát bao gồm những gì và thời điểm thích hợp để thực hiện các xét nghiệm này?

1. Xét nghiệm tổng quát và ý nghĩa thực hiện

Xét nghiệm tổng quát có tác dụng phát hiện ngay từ sớm các nguy cơ mắc phải bệnh lý tiềm ẩn hoặc bệnh mang tính chất mạn tính nào đó. Dựa trên kết quả xét nghiệm, bệnh nhân sẽ biết được bản thân đang mắc phải tình trạng sức khỏe gì, thậm chí ngay cả khi cơ thể chưa bộc lộ những dấu hiệu trên lâm sàng.

Nhờ kết quả xét nghiệm tổng quát, người bệnh sẽ được tư vấn các biện pháp điều trị, phòng ngừa thích hợp nhất để khắc phục những bất thường đang xảy ra trong cơ thể.

Xét nghiệm tổng quát nên được thực hiện khi khám sức khỏe định kỳ

Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, bất kỳ lứa tuổi hay giới tính nào thì cũng nên đi kiểm tra, thăm khám sức khỏe định kỳ. Đặc biệt là những đối tượng thuộc nhóm có nguy cơ cao như gia đình có tiền sử bị ung thư, người có khả năng mắc các bệnh mạn tính hoặc sinh sống, làm việc trong môi trường có nhiều hóa chất độc hại, ô nhiễm không khí,…

2. Xét nghiệm tổng quát bao gồm những gì?

Xét nghiệm tổng quát bao gồm những gì là thắc mắc chung của rất nhiều người. Trên thực tế, xét nghiệm tổng quát sẽ gồm những danh mục như: xét nghiệm sinh hóa máu, xét nghiệm nước tiểu và xét nghiệm huyết học. Cụ thể là:

2.1. Xét nghiệm nước tiểu

Xét nghiệm nước tiểu sẽ đưa ra những chỉ số quan trọng về các thành phần chứa trong nước tiểu, từ đó phản ánh tình trạng sức khỏe hiện tại của người bệnh. Dựa trên kết quả xét nghiệm nước tiểu, ta có thể chẩn đoán được nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường, bệnh về gan mật, nhiễm trùng đường tiết niệu hay bệnh về thận,…

2.2. Xét nghiệm công thức máu

Loại xét nghiệm này tiết lộ thông tin của các thành phần trong máu, ví dụ như hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu hay một số thành phần khác. Khi nhìn vào kết quả xét nghiệm, bác sĩ có thể chẩn đoán được nguy cơ mắc các bệnh lý như thiếu máu, nhiễm trùng hay những vấn đề bệnh lý khác của máu.

Bên cạnh đó, một yếu tố quan trọng có thể được xác định thông qua xét nghiệm huyết học đó là giúp kiểm tra nhóm máu. Danh mục này đặc biệt quan trọng khi cần truyền máu khi có trường hợp cấp cứu hoặc phục vụ cho công tác hiến máu – nghĩa cử cao đẹp của nhân loại. Và chỉ cần thực hiện danh mục xét nghiệm này một lần duy nhất, trong những lần khám tiếp theo không cần phải xét nghiệm lại.

2.3. Xét nghiệm sinh hóa máu

Các chỉ số trong xét nghiệm sinh hóa máu sẽ giúp đánh giá chức năng, tình trạng sức khỏe của những cơ quan trong cơ thể, ví dụ như:

  • Xét nghiệm chức năng gan: kiểm tra những chỉ số bao gồm GPT, GGT, GOT, định lượng Bilirubin giúp đánh giá tình trạng của gan.
  • Xét nghiệm HbA1C và glucose: đánh giá nguy cơ mắc đái tháo đường.
  • Xét nghiệm mỡ máu: giúp kiểm tra các thành phần như LDL-C, HDL-C, Triglyceride, Cholesterol toàn phần,… Nhờ những chỉ số này, bệnh nhân sẽ được tư vấn cách điều chỉnh chế độ ăn, lối sống để giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
  • Xét nghiệm chức năng thận: kiểm tra các chỉ số như Creatinin, Ure nhằm đánh giá chức năng thận.
  • Xét nghiệm nồng độ acid uric: nhằm đưa ra chẩn đoán về khả năng mắc bệnh Gout.

Dựa trên kết quả xét nghiệm, bác sĩ có thể tư vấn về tình trạng sức khỏe hiện tại của người bệnh 

2.4. Các danh mục xét nghiệm khác

Bên cạnh những loại xét nghiệm đã đề cập ở trên, dưới đây là một số danh mục chuyên sâu hơn có thể được thực hiện khi tiến hành xét nghiệm tổng quát:

Xét nghiệm nội tiết tố:

  • Ở nữ giới: giúp đo lường hormone LH và FSH.
  • Ở nam giới: giúp kiểm tra hàm lượng Testosterone.

Xét nghiệm giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp:

Đo lường các chỉ số như TSH, FT4, FT3.

Xét nghiệm miễn dịch vi sinh:

Nhằm kiểm tra nguy cơ người bệnh có thể đã nhiễm phải các loại virus gây bệnh viêm gan (A, B, C,…) hoặc những loại virus nguy hiểm khác, điển hình là HIV.

Xét nghiệm tầm soát nguy cơ mắc các bệnh lý ung thư:

  • Đối với nữ giới: giúp phát hiện bệnh ung thư cổ tử cung (CEA).
  • Đối với nam giới, kiểm tra ung thư tuyến tiền liệt (fPSA, tPSA).
  • Xác định dấu hiệu của ung thư gan (AFP), ung thư dạ dày (CA 72-4) hay thậm chí là bệnh ung thư vú (CA 15-3),…

3. Xét nghiệm tổng quát cần lưu ý những gì?

Trước khi thực hiện bất kỳ loại xét nghiệm tổng quát nào, việc tuân theo các lưu ý là điều vô cùng quan trọng để đảm bảo kết quả xét nghiệm được chính xác và hạn chế sai số nhất có thể. Dưới đây là một số điểm cần chú ý:

  • Khi thực hiện xét nghiệm mỡ máu và đường huyết: người bệnh phải nhịn ăn trong khoảng 8 tiếng trước xét nghiệm để tránh tình trạng kết quả xét nghiệm bị ảnh hưởng từ chất dinh dưỡng trong thực phẩm.
  • Khi làm xét nghiệm nước tiểu: Hạn chế ăn uống những loại thực phẩm và nước uống có chứa chất béo và đường, và cần nhịn ăn ít nhất 8 tiếng trước khi thực hiện xét nghiệm.
  • Khi tiến hành các xét nghiệm vitamin, vi chất: trước thời điểm xét nghiệm cần tránh hấp thụ các loại vitamin, thuốc bổ, khoáng chất. Ngoài ra, nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào để điều trị bệnh thì hãy cung cấp thông tin này cho bác sĩ để được tư vấn về hướng điều trị phù hợp nhất.
  • Các loại xét nghiệm như xét nghiệm sắt, canxi, công thức máu thì thường không yêu cầu bệnh nhân nhịn đói trước khi thực hiện.

Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ



    Zalo
    Messenger
    Form liên hệ

    Đăng ký nhận tư vấn