Tìm hiểu xét nghiệm troponin trong chẩn đoán nhồi máu cơ tim

Bài viết được viết bởi Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Lê Ngọc Hùng – Khoa Xét nghiệm – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park. Troponin là một protein được giải phóng khi cơ tim bị tổn thương. Vì thế đây được coi là phương pháp chẩn đoán bệnh nhồi máu cơ tim đem lại kết quả chính xác cao. Hiện nay, các xét nghiệm Troponin siêu nhạy (high sensitive troponin) được khuyến cáo đưa vào sử dụng, thay thế cho xét nghiệm Troponin trước đây.

1. Nhồi máu cơ tim nghĩa là gì?

Nhồi máu cơ tim là tình trạng một số cơ của tim bị tổn thương nghiêm trọng hoặc chết. Nhồi máu cơ tim thường xảy ra khi do bởi một trong các mạch máu mang máu đến nuôi cơ tim bị tắc nghẽn. Sự cố xảy ra khi có cục máu đông được tạo thành trong lòng mạch đã một phần bị hẹp. Động mạch bị hẹp do sự xơ vữa động mạch (atherosclerosis). Sự tắc nghẽn xảy ra dần dần qua nhiều năm khi mãng lipid đóng dần lên theo vách của mạch máu. Các mãnh này làm hẹp và cứng dần động mạch và có thể gãy rụng bất thường, làm tắc nghẽn hoàn toàn động mạch bị thương tổn.

2. Troponin là gì?

Troponins là một nhóm protein có trong tế bào sợi cơ vân và sợi cơ tim, nhiệm vụ điều hòa sự co cơ. Xét nghiệm troponin đo lường troponin đặc hiệu của tim có trong máu để phát hiện tổn thương cơ tim.

Có 3 nhóm protein troponin: troponin C, troponin T, and troponin I. Troponin C khởi đầu sự co cơ bằng cách gắn với calcium và làm di chuyển troponin I sau cho 2 proteins kéo các sợi cơ ngắn lại để tương tác nhau. Troponin T kết nối với phức hợp troponin tạo nên cấu trúc sợi cơ. Không có hoặc có rất ít sự khác biệt về troponin C giữa sợi cơ vân và sợi cơ trơn, nhưng thành phần troponin I và troponin T rất khác biệt.

Đo lường nồng độ troponin I và troponin T chuyên biệt cho tim trong máu có thể giúp chẩn đoán có tổn thương tim. Bình thường troponin hiện diện rất ít trong máu. Khi có tổn thương tế bào cơ tim, troponin được phóng thích vào máu. Tổn thương mô cơ tim càng nhiều thì nồng độ troponin càng cao trong máu. Chủ ý troponin là xét nghiệm để xác nhận một người có bị nhồi máu cơ tim hay không. Xét nghiệm Troponin T và I dùng để đánh giá các dạng khác của tổn thương tim.

Xét nghiệm troponin đã được nghiên cứu sử dụng từ lâu, nhưng Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ (FDA) mới công nhận troponin năm 2017. Do bởi phiên bản mới của xét nghiệm này nhạy nhiều hơn phiên bản cũ, dương tính sớm hơn và giúp phát hiện sớm tổn thương tim và hội chứng mạch vành cấp. Xét nghiệm hs-troponin có thể dương tính trên người bệnh đau ngực ổn định và ngay cả người không có triệu chứng. Khi troponin tăng cao trên các người này, chỉ điểm tăng nguy cơ biến cố tim mạch trong tương lai như nhồi máu cơ tim.

Khi một người bị nhồi máu cơ tim, nồng độ troponin I và T có thể tăng trong máu trong vòng 3-4 giờ sau tổn thương và có thể kéo dài 10 đến 14 ngày.

Xét nghiệm troponin giúp chẩn đoán có tổn thương tim

3. Xét nghiệm troponin được sử dụng như thế nào?

Xét nghiệm hs-troponin chủ yếu dùng chẩn đoán nhồi máu cơ tim và giúp loại trừ các nguyên nhân khác cùng tạo ra dấu hiệu và triệu chứng tương tự. Cả xét nghiệm hs-troponin T và hs-troponin I đều có thể sử dụng, thông thường mỗi phòng xét nghiệm chọn 1 trong 2 để áp dụng. Nồng độ 2 xét nghiệm này khác nhau, nhưng cung cấp cùng một ý nghĩa thông tin.

Xét nghiệm troponin cũng được dùng để đánh giá tổn thương tim do những nguyên nhân khác không phải nhồi máu cơ tim hoặc dùng để phân biệt các dấu hiệu và triệu chứng, ví dụ như đau ngực do nguyên nhân khác. Xét nghiệm cũng dùng để đánh giá bệnh nhân đau ngực ổn định nếu có các dấu hiệu và triệu chứng xấu đi.

Troponin đôi khi được chỉ định cùng với các dấu chứng sinh học tim mạch khác, ví dụ CK-MB hoặc myoglobin. Tuy nhiên troponin là xét nghiệm được sử dụng nhiều nhất cho chẩn đoán nhồi máu cơ tim do có tính đặc hiệu cao đối với tổn thương tim hơn các xét nghiệm khác và giữ vững tăng trong thời gian lâu.

4. Khi nào xét nghiệm troponin được chỉ định?

Xét nghiệm troponin thường được chỉ định khi một người nghi ngờ nhồi máu cơ tim nhập khoa cấp cứu, theo sau đó là một chuỗi xét nghiệm troponin trong nhiều giờ.

Nhồi máu cơ tim có thể được nghi ngờ và xét nghiệm được chỉ định khi bệnh nhân có dấu hiệu và triệu chứng mô tả dưới đây. Tuy nhiên, đây không phải là tất cả các triệu của bệnh, người bệnh có thể thấy đau ngực, nhưng ở phụ nữ thường có triệu chứng và dấu hiệu không điển hình.

  • Đau ngực, khó chịu hoặc nặng ngực
  • Nhịp tim nhanh, bỏ mất nhịp
  • Thở ngắn và/hoặc khó thở
  • Mệt mỏi quá sức
  • Buồn nôn, nôn
  • Vã mồ hôi lạnh
  • Hốt hoảng

Nếu người bệnh đau ngực ổn định, xét nghiệm troponin được chỉ định khi triệu chứng xấu đi, triệu chứng xuất hiện khi nghỉ ngơi và triệu chứng không giảm sau trị liệu.

Những triệu chứng này cho thấy đau ngực trở nên không ổn định, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim hoặc những vấn đề tim mạch khác trong tương lai gần.

Khi 1 ng có dấu hiệu bị nhồi máu cơ tim thì được xét nghiệm troponin

5. Kết quả xét nghiệm có ý nghĩa như thế nào?

Nồng độ cao troponin và ngay cả khi tăng nhẹ đều chỉ định cho mức độ tổn thương nào đó của tim. Khi một người có sự gia tăng nghiêm trọng troponin và đặc biệt có sự gia tăng cao lên hoặc giảm xuống kết quả của một chuỗi liên tiếp nhiều xét nghiệm trong nhiều giờ, khả năng cao sẽ bị nhồi máu cơ tim hoặc một dạng khác của tổn thương cơ tim. Nồng độ troponin thường tăng cao trong máu sau 3-6 giờ sau tổn thương cơ tim và có thể bền vững 10-14 ngày.

Một nồng độ troponin tăng cao không thể sử dụng để chẩn đoán hoặc loại trừ nhồi máu cơ tim. Khám lâm sàng, khảo sát tiền sử, và đo điện tâm đồ cũng rất quan trọng. Bác sĩ có thể phải cần xem xét mức độ troponin qua một chuỗi nhiều xét nghiệm để xem sự gia tăng có cố định hoặc có sự tăng cao hoặc giảm xuống qua nhiều giờ khảo sát.

Đối với bệnh nhân đau ngực, sự gia tăng troponin cho thấy tình trạng cũ bệnh nhân xấu hơn, và dễ có nguy cơ nhồi máu cơ tim .

Troponin có thể tăng trong các trạng thái bệnh lý khác của tim như viêm cơ tim, bệnh lý cơ tim hoặc suy tim, và vài hoàn cảnh không liên quan trực tiếp đến tim như nhiễm trùng nặng, bệnh lý thận.

Giá trị bình thường của troponin trong một chuỗi nhiều lần đo qua nhiều giờ cho thấy không có tổn thương tim. Dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng không liên quan đến tim.

  • Giá trị 99th bách phân vị của hs-Troponin I: 0.04 ng/ml
  • Giá trị 99th bách phân vị của hs-Troponin T: 0.014 ng/ml

Do bởi xét nghiệm troponin đo lường troponin chuyên biệt của tim, xét nghiệm không bị ảnh hưởng bởi tổn thương cơ vân, do vậy các nhiễm trùng, tai nạn, và thuốc có thể làm tổn thương cơ không ảnh hưởng nồng độ troponin. Tuy nhiên một vài nghiên cứu cho thấy gia tăng troponin xảy ra trên người có bệnh lý cơ vân. Mặc dù troponin có thể tăng sau vận động thể lực nặng, không kèm theo dấu hiệu lâm sàng và thường không có giá trị lâm sàng quan trọng.

Rất hiếm trường hợp người bệnh nhồi máu cơ tim có giá trị troponin bình thường, vài trường hợp người bệnh có tăng troponin nhưng không có biểu hiện nhồi máu cơ tim. Để chẩn đoán xác định bệnh, ngoài kết quả xét nghiệm Troponin đặc hiệu tim, bác sĩ còn dựa vào triệu chứng lâm sàng, kết quả điện tâm đồ, siêu âm tim,.. Vì ngoài nhồi máu cơ tim, Troponin đặc hiệu tim cũng tăng trong một số bệnh lý khác như suy thận mạnviêm màng ngoài tim cấp, thuyên tắc phổi cấp, suy tim cấp nặng, viêm cơ tim, sốc nhiễm trùng,… Ngoài dùng để chẩn đoán và theo dõi hội chứng mạch vành cấp, xét nghiệm Troponin T còn được dùng để tiên lượng mức độ nặng của bệnh, đánh giá hiệu quả điều trị.

Để bảo vệ sức khỏe tim mạch nói chung và phát hiện sớm dấu hiệu của nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Hiện nay Bệnh viện Đa khoa NSS Hà Nội – Thái Bình đã và đang tiếp tục triển khai Gói Sàng lọc Tim mạch – Khám Tim mạch cơ bản. Gói khám người bệnh phát hiện sớm nhất các vấn đề của tim mạch thông qua các xét nghiệm và các phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại. Gói khám dành cho mọi độ tuổi, giới tính và đặc biệt rất cần thiết cho những người có yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ



    Zalo
    Messenger
    Form liên hệ

    Đăng ký nhận tư vấn