Không có một triệu chứng cụ thể nào cho tất cả các ca đột quỵ. Đôi khi người bệnh chỉ cảm thấy một chút căng thẳng, khó diễn tả suy nghĩ của mình hay gặp khó khăn trong việc di chuyển trước khi bị đột quỵ. Dưới đây là 6 triệu chứng phổ biến nhất giúp phát hiện đột quỵ:
1.Đột quỵ là gì?
Đột quỵ xảy ra khi nguồn cung cấp máu cho một phần não bị gián đoạn hoặc khi một mạch máu trong não vỡ khiến máu tràn vào vào không gian xung quanh các tế bào não. Các tế bào não chết do không còn nhận được oxy và chất dinh. Các triệu chứng của đột quỵ bao gồm tê hoặc liệt đột ngột, đặc biệt là ở một bên của cơ thể; nhầm lẫn, khó nói hoặc không hiểu lời nói,rối loạn cảm xúc, suy giảm thị lực, chóng mặt, mất thăng bằng, hoặc đau đầu dữ dội mà không rõ nguyên nhân. Có ba dạng đột quỵ:
Thiếu máu cục bộ là một dạng đột quỵ
2.Dấu hiệu đột quỵ
Không có một triệu chứng cụ thể nào cho tất cả các ca đột quỵ. Đôi khi người bệnh chỉ cảm thấy một chút căng thẳng, khó diễn tả suy nghĩ của mình hay gặp khó khăn trong việc di chuyển trước khi bị đột quỵ. Dưới đây là 6 triệu chứng phổ biến nhất giúp phát hiện đột quỵ:
- Mắt:Suy giảm thị lực, khó nhìn ở một hoặc cả 2 bên mắt
- Mặt: Cảm giác tê liệt đột ngột, do tổn thương dây thần kinh nên một bên mặt có dấu hiệu rũ xuống, khó nói hoặc thậm chí méo miệng.
- Dạ dày: Cảm giác đầy bụng, khó chịu
- Đầu: Đau đầu, chóng mặt dữ dội mà không rõ nguyên nhân
- Tay và chân: đột ngột yếu đi, vận động, đi lại khó khăn, thậm chí là liệt
- Toàn thân: Mệt mỏi, khó thở hoặc có thể ngất.
Các triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào khu vực não bộ bị tổn thương. Đột quỵ thường chỉ ảnh hưởng đến một bên não trái hoặc phải.
Ngoài ra, do các triệu chứng đột quỵ thường xuất hiện đột ngột nên để nhanh chóng phát hiện và xử trí kịp thời, Hiệp hội đột quỵ Mỹ đã đưa ra đề nghị sử dụng thuật ngữ FAST (dấu hiệu nhanh), có nghĩa là:
- Khuôn mặt: Khuôn mặt có dấu hiệu rũ một bên xuống khi cười, miệng khó phát âm thậm chí méo miệng.
- Cánh tay: Yếu, vận động khó khăn hoặc liệt. Không giơ được cánh tay lên cao
- Lời nói: Khó khăn trong diễn đạt lời nói, nói chậm, nói lắp.
- Thời gian: Nếu phát hiện ra bất kỳ dấu hiệu nào trong các dấu hiệu trên cần nhanh chóng đưa người bệnh đến các cơ sở y tế để có thể xử trí kịp thời tránh để lại những di chứng nặng nề.
Ngất là triệu chứng thường thấy ở bệnh nhân đột quỵ
3.Làm gì khi có dấu hiệu đột quỵ?
Đột quỵ là tình trạng khẩn cấp, vì thế cấp cứu đột quỵ nhanh chóng có thể làm giảm sự nghiêm trọng của các di chứng sau đột quỵ. Vậy cần làm gì khi có dấu hiệu đột quỵ ở bản thân và cả những người xung quanh? Các biện pháp sau đây có thể giúp bạn tìm ra câu trả lời:
- Nhiều người biểu hiện rũ một bên mặt nhưng vẫn có thể đi lại và nói chuyện bình thường, không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy sự khó khăn trong vận động ở cả chân và tay. Phát hiện sớm và xử trí nhanh những trường hợp này rất quan trọng, giúp tăng cơ hội phục hồi cho người bệnh.
- Nhanh chóng gọi xe cấp cứu hoặc đưa người thân đến cơ sở y tế khi phát hiện những biểu hiện khác thường nghi ngờ đột quỵ. Tuy nhiên cần lưu ý ghi nhớ thời điểm phát hiện ra dấu hiệu đầu tiên, điều này có thể phục vụ tốt cho việc điều trị và phục hồi sau này.
- Một số loại thuốc sử dụng có hiệu quả trong khoảng 3-5 giờ sau khi mắc đột quỵ giúp giảm ảnh hưởng các tổn thương não bộ, tăng khả năng sống sót cho người bệnh.
- Trong vòng 24 giờ là thời điểm vàng để có thể tiến hành phẫu thuật loại bỏ cục máu đông. Do đó, cần suy nghĩ “nhanh chóng”, hành động “nhanh chóng” khi nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào của đột quỵ.
Đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới chỉ xếp sau bệnh tim và ung thư. Mặt khác, chúng cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến những gánh nặng về tàn tật. Những di chứng đột quỵ để lại khiến chất lượng cuộc sống của người bệnh suy giảm nghiêm trọng. Đột quỵ thường xuất hiện bất ngờ nhưng nếu có sự chuẩn bị tốt, chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát được bệnh cũng như hạn chế tối đa được di chứng của đột quỵ để lại.
Khi thấy người bị đột quỵ cần gọi ngay xe cấp cứu
Mỗi người nên chủ động khám sức khỏe định kỳ ít nhất 6 tháng/lần để đánh giá thể lực toàn diện, đặc biệt là ở những người có tiền sử mắc bệnh tim mạch và đột quỵ. Qua kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ có những lời khuyên và đề xuất giải pháp giúp người bệnh kịp thời điều chỉnh về lối sống, cách sinh hoạt và đưa ra hướng điều trị phù hợp để giảm nguy cơ đột quỵ.
Hiện nay, Chụp cộng hưởng từ – MRI được coi là công cụ “vàng” tầm soát đột quỵ não. MRI được sử dụng để kiểm tra tình trạng hầu hết các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt có giá trị trong chụp ảnh chi tiết não hoặc thần kinh cột sống. Do có độ phân giải và tương phản tốt nên hình ảnh MRI cho phép phát hiện ra các điểm bất thường ẩn sau các lớp xương mà các phương pháp tạo ảnh khác khó có thể nhận ra. MRI có thể cho kết quả chuẩn xác hơn so các kỹ thuật dùng tia X (ngoại trừ kỹ thuật chụp DSA đánh giá mạch máu) trong chẩn đoán các bệnh lý não, tim mạch, đột quỵ,… Hơn nữa, quá trình chụp bằng MRI không gây tác dụng phụ như trong chụp X-quang hay cắt lớp vi tính (CT)
Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.